Chắc hẳn các bạn đã biết về một thông tin gây xôn xao trong thời gian gần đây, đó là việc các đế chế thời trang lâm vào khó khăn khi phải đóng của hàng loạt của hàng như TopShop, Forever21, H&M. Sự sụp đổ này chính xác là do xu thế mua sắm online. Để bắt kịp xu thế, hàng loạt các cửa hàng đã tạo website bán hàng riêng cho doanh nghiệp của mình thay vì mở rộng và gia tăng số lượng cửa hàng.
Dưới đây, tôi sẽ phân tích và đưa ra một số giải pháp giúp bạn không bị “thụt lùi” trong xu thế này nhé!
Tình hình website bán hàng
Ngày nay, nhờ có sự phát triển của công nghệ, sự gia tăng nhu cầu mua sắm của người Việt và phương thức mua sắm cũng trở nên phong phú và đa dạng hơn. Theo số liệu thống kê của Gomeetpete (tháng 1/2019), 90% cửa hàng tại Việt Nam sử dụng website để quảng bá và tiếp cận khách hàng.
Hình thức mua hàng online, đặt hàng thông qua website thay vì ra cửa hiệu ngày càng phổ biến. Vì sao nó lại phổ biến?
- Chẳng cần tốn công để ra cửa hàng giành giật, ở nhà cũng săn được các mã giảm giá, ở nhà vẫn có người giao hàng cho tận nơi
- Luôn có nhân viên túc trực 24/7, bất kì khi nào có thắc mắc hay nhu cầu thì khách hàng đều được đáp ứng nhanh gọn
- Sản phẩm trên website online luôn được sắp xếp, thiết kế và quảng cáo bắt mắt, dễ nhìn. Nhờ vậy, khách hàng sẽ đỡ rối mắt và dễ dàng chọn được món mình thích.
Đó là những lí do khiến mua hàng qua website ngày càng được ưa chuộng. Chính vì thế rất nhiều doanh nghiệp đã xây dựng trang web bán hàng để kinh doanh. Họ thiết kế website ô tô, website bán giày, website thời trang… Để gia tăng tiếp cận doanh thu và phát triển nhanh chóng doanh nghiệp của mình.
Những thiết kế website bán hàng được “chăm chút” thường là những website bán rất “đắt” hàng. Trang web online lúc này không khác gì một cửa hiệu, cũng đóng vai trò quan trọng như bộ mặt của công ty. Vậy làm sao để cạnh tranh với những website khác? Ngoài việc tối ưu SEO và chạy quảng cáo Google Adwords thì trải nghiệm của khách hàng và nền tảng website cũng rất quan trọng, hãy đọc tiếp vì ngay dưới đây, chúng tôi có những giải pháp có thể giúp ích cho bạn đấy!
Cách tăng đơn hàng bằng các ứng dụng sau:
1. Pop-up
Popup (cửa sổ thông báo popup) là thành phần điều khiển đồ họa phụ thuộc vào cửa sổ chính của ứng dụng. Nó hiện lên một thanh thông báo không ảnh hưởng đến màn hình chính. Trong hầu hết các trường hợp, người dùng phải tương tác với cửa sổ popup trước khi họ có thể quay lại ứng dụng chính đang sử dụng.
Ví dụ: Bạn có thể vừa xem phim nhưng thanh popup hiện lên vẫn có thể giúp bạn xem được tin nhắn Messenger từ bạn bè mà không ảnh hưởng và làm gián đoạn bộ phim.
Áp dụng popup vào website bán hàng cũng vậy, khách hàng có thể làm bất kì điều gì họ muốn nhưng thông tin từ trang web của bạn vẫn có thể hiện lên và khách hàng vẫn đọc được. Như vậy, các thông tin về ưu đãi, giảm giá của website của bạn vẫn tiếp cận được đến khách hàng.
Một số loại popup bạn cần biết:
- Click Popup: Khác với những loại popup khác, đây là một sự lựa chọn cho đường link của website của bạn. Thay vì mở một tab mới, chỉ cần click vào một trong những liên kết của bạn, một popup sẽ được mở. Điều này hơn là khách hàng sẽ đọc thông tin từ popup, đóng lại và tiếp tục ở trang của họ.
- Scroll Popup: Popup này thường chỉ xuất hiện ở cuối trang, khi khách hàng truy cập vào trang của bạn và đọc hầu hết nội dung.
- Timed Popup: Hiển thị sau một thời gian nhất định. Tùy thuộc vào doanh nghiệp của bạn, thời gian popup bật lên của bạn có thể có ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ mua hàng. Các nghiên cứu đều đồng ý rằng thời gian tối ưu cho popup bật lên nhỏ hơn hoặc bằng 60 giây sau khi khách truy cập đã vào trang của bạn là tuyệt vời nhất.
- Exit Popup: Đây là loại chúng ta thường thấy nhất. Nó thường xuất hiện khi người dùng chuẩn bị quay về trang cũ, thoát trang hay tạo 1 trang mới, …. Popup này như là một lời nhắn “Đợi đã, trước khi thoát, bạn hãy đọc điều này!”.
- Entry Popup: Popup này thường hiện lên khi bạn vừa truy cập vào trang web.
2. Chatbot
Chatbot là một hệ thống phần mềm, có thể tương tác hoặc trò chuyện trực tuyến với người dùng bằng ngôn ngữ tự nhiên (như tiếng Anh hay bất kỳ ngôn ngữ nào khác mà chatbot đã được xây dựng). Chatbots có thể giúp thông báo cho người dùng hoặc giúp họ hoàn thành nhiệm vụ.
Dưới đây là một số chức năng mà chatbot có thể đảm nhận:
- Trợ lý ảo: Các doanh nghiệp sử dụng chatbot cho nhiều trường hợp, chẳng hạn như dịch vụ khách hàng. Nói một cách đơn giản, một trí tuệ nhân tạo có thể được sử dụng để trả lời các câu hỏi đơn giản, giúp người dùng đặt dịch vụ, nhận thêm thông tin về một chủ đề cụ thể, mua sản phẩm, … Một chatbot cho phép công ty có dịch vụ 24/7 để đáp ứng nhu cầu khách hàng của họ.
- Tự động hóa các quy trình thủ công: Trí tuệ nhân tạo đang nhanh chóng tự động hóa các quá trình nhận thức thông thường và cơ học. Để lại nhiều thời gian hơn cho sự đổi mới. Ví dụ, việc sử dụng các thuật toán thông minh có thể tự động hóa quá trình thu thập dữ liệu từ các báo cáo khác nhau và thực hiện phân tích để xác định lợi nhuận của quá trình kinh doanh cụ thể.
- Phân tích dữ liệu phi cấu trúc: Người ta ước tính rằng 80% dữ liệu kỹ thuật số không có cấu trúc. Tổ chức và theo dõi những dữ liệu này có khả năng dẫn đến sự hiểu biết tốt hơn về người dùng và đưa ra dự đoán dựa trên xu hướng.
3. Đăng nhập bằng mạng xã hội, google
Theo nhiều thống kê, những website bán hàng có liên kết với mạng xã hội, Google đều được khách hàng tiếp cận nhiều hơn so với website thông thường. Vì sao chỉ cần đăng nhập bằng mạng xã hội, Google thì hiệu quả mang lại sẽ cao hơn?
- Nội dung theo mục tiêu: Các trang web có thể có được một hồ sơ và dữ liệu biểu đồ xã hội để nhắm mục tiêu nội dung được cá nhân hóa đến người dùng. Điều này bao gồm thông tin như tên, email, quê hương, sở thích, hoạt động và bạn bè. Tuy nhiên, điều này có thể tạo ra các vấn đề cho quyền riêng tư và dẫn đến thu hẹp nhiều quan điểm và tùy chọn có sẵn trên internet.
- Dữ liệu đăng ký: Nhiều trang web sử dụng dữ liệu hồ sơ được trả về từ đăng nhập xã hội thay vì người dùng nhập PII (Personally Identifiable Information – Thông tin nhận dạng cá nhân) của họ vào biểu mẫu web. Điều này có khả năng tăng tốc quá trình đăng ký hoặc đăng nhập.
- Liên kết tài khoản: Vì đăng nhập xã hội có thể được sử dụng để xác thực, nhiều trang web cho phép người dùng cũ liên kết tài khoản trang web hiện có với tài khoản đăng nhập xã hội của họ mà không buộc phải đăng ký lại.
4. Bảo mật website
Nếu bạn đang vận hành một website bán hàng, tuyệt đối bạn không nên bỏ lơ “Bảo mật Website”. Còn không, bạn sẽ trở thành “miếng mồi ngon” của những hacker để đánh cắp thông tin người dùng từ trang web của bạn.
Phần lớn Website được ưa chuộng sẽ tích chứng chỉ bảo mật SSL (Secure Sockets Layer), đây là liên kết giúp đảm bảo giữ liệu từ máy chủ web và trình duyệt luôn bảo mật.
Lí do mà còn nhiều trang web “e dè” trong việc bảo mật website chắc hẳn là vì việc bảo mật thường tốn phí. Nhưng họ chưa biết về những mối nguy hại với website bán hàng của mình khi không được bảo mật như vậy. Hãy chọn những đơn vị cung cấp uy tín để bảo mật trang web của mình ngay nhé!
5. Email Marketing
Tiếp thị qua email hiệu quả hơn tới 40 lần so với social media, theo một nghiên cứu được thực hiện bởi McKinsey & Company. Nghiên cứu tương tự cũng cho thấy quá trình mua hàng diễn ra nhanh hơn 3 lần so với trên social media.
Theo thống kê, những chỉ số cho thấy rằng tiềm năng phát triển của tiếp thị qua email là vô cùng lớn. Dựa trên các khảo sát được thực hiện bởi Channel Preferences Survey, có 91% người truy cập email của họ ít nhất một lần một ngày. Hơn nữa, người ta cũng nói rằng họ thích nhận thông tin kinh doanh qua email.
Thông qua tiếp thị qua email, bạn có thể chọn các chiến lược truyền thông khác nhau, đó là:
- Thương mại (Commercial): Những chiến lược này được coi là truyền thống nhất, nhằm thúc đẩy sự tiếp cận tới khách hàng khi doanh nghiệp của bạn có các chương trình khuyến mãi hoặc sản phẩm mới.
- Lòng trung thành (Loyalty): Để giữ chân khách hàng, loại chiến dịch này nhằm mục đích thúc đẩy mối quan hệ của khách hàng với thương hiệu hoặc công ty, nhằm gia tăng doanh số.
- Thông tin (Informational): Các chiến dịch này chủ yếu nhằm thông báo thông tin cho khách hàng, ví dụ về các sự kiện trong tương lai hoặc để nhận phản hồi về một dịch vụ hoặc sản phẩm cụ thể.
- Địa điểm (Location): Đây là một chiến lược được sử dụng để thông báo cho mọi người về vị trí của cửa hàng thực tế, để họ có thể vào đó và trở thành người tiêu dùng.
Những chiến lược liên có nội dung liên quan có thể đạt được kết quả tốt cho các công ty. Không giống như những gì xảy ra trong phương tiện truyền thông xã hội, trong tiếp thị qua email có một danh sách của những người đã đăng ký quan tâm đến các chủ đề được gửi bởi các công ty. Họ có thể chọn có mở và đọc email hay không.
Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm kiếm một đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế website bán hàng có thể liên hệ Mona Software. Đơn vị không chỉ giúp bạn thiết kế website đẹp mà còn cung cấp các phần mềm quản lý việc kinh doanh, đảm bảo vận hành hiệu quả.
III. Kết
Nhu cầu mua sắm online của người tiêu dùng được dự đoán còn tiếp tục tăng trong những năm tới. Nếu bạn có một doanh nghiệp buôn bán, đừng để mình trở nên “lỗi thời”, hãy luôn cập nhật những phương pháp mới giúp cải thiện kinh doanh của doanh nghiệp mình.